Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công vượt trội bằng câu chuyện

Những câu chuyện mà các nhân viên và giám đốc kể trong nội bộ doanh nghiệp là những chỉ số quan trọng nhất thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và mức độ hiệu quả của thị trường. Các chỉ số này quan trọng hơn nhiều so với những câu chuyện tiếp thị mà chúng ta kể ra bên ngoài.
Và đến một lúc nào đó, những điều này sẽ giống nhau bởi vì không có bức tường âm thanh nào giữa thế giới bên ngoài và bên trong. Trước khi các công ty tập trung vào khách hàng và tiếp thị bên ngoài, họ cần tập trung vào nhân viên, giá trị và câu chuyện nội bộ — tất cả những điều tạo nên một nền văn hóa nội bộ mạnh mẽ. Mọi thứ tuyệt vời trong tiếp thị đều bắt đầu bằng cách kể chuyện từ trong ra ngoài. Khi một doanh nghiệp đánh giá cao nhân viên vì đó là dấu hiệu của một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ.
Những câu chuyện lưu hành nội bộ chỉ ra điều mà nhân viên của bạn thực sự tin rằng văn hóa của bạn là gì. Và nó có thể không giống như những gì mà các nhà lãnh đạo công khai nói. Khoảng cách giữa thông điệp tiếp thị được định vị cao và những gì nhân viên thực sự cảm nhận về văn hóa được chứng minh bằng những câu chuyện mà nhân viên kể. Nếu có một lhoảng cách lớn giữa hai điều này là dấu hiệu hàng đầu của các vấn đề mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng không nên bỏ qua.

Bạn có biết nhân viên công ty đang kể câu chuyện gì về công ty không? Nhiều công ty thì không biết?

Gần đây, tôi gặp lại một đồng nghiệp tuyệt vời mà tôi đã quen biết cách đây nhiều năm tại một công ty công nghệ cao từng rất nổi tiếng ở Thung lũng Silicon. Vào những năm 90, công ty này là công ty rất đổi mới về công nghệ 3D, và đội ngũ nhân viên rất tận tâm. Theo thời gian, nền văn hóa đó đã thay đổi và mọi người nên cách xa nhau – nạn nhân của sự thành công của chính nó. Cuối cùng công ty đó đã thất bại khủng khiếp. Rất nhiều câu chuyện tiêu cực đã được kể trước khi công ty sụp đổ hoàn toàn.
Điều này thể hiện một điểm chính về sự tương tác của nhân viên và các câu chuyện: Những câu chuyện mà nhân viên chia sẻ khi không có mặt quản lý — không phải câu chuyện tiếp thị — có thể dự đoán sự gia tăng hoặc giảm sút về lòng tin, sức khỏe của tổ chức và do đó, cũng thể hiện sự gắn bó của nhân viên hay không. Trong trường hợp này, nhân viên bắt đầu kể những câu chuyện tiêu cực về cách công ty nhìn nhận họ, và đó là dấu hiệu hàng đầu cho thấy rắc rối. Sự xói mòn văn hóa đó đồng thời với sự thay đổi trong tâm lý của lãnh đạo cấp cao có thể được minh họa trong câu chuyện sau đây:

Câu chuyện về những chú voi và chim cánh cụt: Câu chuyện tiết lộ sự thật doanh nghiệp

Những câu chuyện mà cấp lãnh đạo và giám đốc kể, và những câu chuyện thường xuyên lặp lại trong chuỗi thức ăn — phản ánh các giá trị.
Cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty thất bại này đã kể một câu chuyện yêu thích về chim cánh cụt và voi, và ông ấy đã kể nó rât thường xuyên (tôi và các đồng nghiệp đều nhớ nó).
Chim cánh cụt không được nuôi dưỡng khi bị bệnh. Khi một con chim bị tụt lại phía sau hoặc bị thương, những con chim cánh cụt khác sẽ tấn công nó. Chúng không thể bị đè nặng bởi bệnh tật. Điều đó đã tạo nên “hành vi theo gói tập thể”.
Ngược lại, voi là loài động vật oai vệ, biết chăm sóc lẫn nhau. Khi một trong số chúng bị bệnh, cả đàn tập trung xung quanh và nuôi dưỡng con bệnh cho đến khi khỏe hơn hoặc qua khỏi. Toàn bộ bộ lạc bị ảnh hưởng bởi điều này.
“Chúng ta là những chú chim cánh cụt”, vị giám đốc và COO này thường nói, mỉm cười và tự hào.
Câu chuyện đó (được lặp đi lặp lại qua các cấp bậc) đã truyền đạt rất nhiều giá trị, các tầng văn hóa và cách công ty cảm nhận về sự cạnh tranh và con người. Sự rõ ràng và chính xác về việc nhân viên trong tổ chức này bị đánh giá thấp như thế nào. Đó là một trong những câu chuyện được chia sẻ nhiều nhất vì nó nói về một sự thật: không phải những gì công ty nói với thế giới bên ngoài, mà là cách các nhà lãnh đạo khiến nhân viên cảm thấy như thế nào.
Những người hàng đầu đã khoe khoang về điều đó. Nó báo hiệu sự sụp đổ trong niềm tin. Và sự suy thoái văn hóa là dấu hiệu báo trước cho sự sụp đổ.
Công ty cuối cùng đã sụp đổ.

Khi bạn thay đổi câu chuyện nội bộ doanh nghiệp, bạn sẽ thay đổi văn hóa doanh nghiệp!

Bạn muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp, hãy thay đổi câu chuyện nội bộ
Những câu chuyện phản ánh giá trị và hành động của chúng ta. Nếu bạn muốn thay đổi văn hóa và dẫn dắt sự thay đổi, bạn phải xác định được và thay đổi những câu chuyện mọi người kể. Điều đó bắt đầu bằng cách thay đổi hành vi.
Câu chuyện không dựa trên hư cấu; họ được rèn giũa bởi các loại giá trị và hành động mà các nhà lãnh đạo và nhân viên thể hiện lặp đi lặp lại. Bắt đầu tạo ra loại văn hóa bạn muốn trở thành và kể những câu chuyện đáng tin cậy thể hiện sự thay đổi đó trong công ty của bạn. Vâng, thay đổi cần có thời gian. Nếu bạn muốn trở thành một nơi mà nhân viên không bao giờ rời đi, hãy nuôi dưỡng loại văn hóa đó, và những câu chuyện đáng tin cậy sẽ xuất hiện.
Hầu hết các nhà lãnh đạo phân tích câu chuyện tiếp thị và thương hiệu của một công ty để xác định mức độ hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. Điều này chắc chắn là quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết liệu một công ty có đủ sức khỏe để tồn tại lâu dài và thành công trên thương trường hay không, hãy theo dõi những câu chuyện mà nhân viên kể về bạn. Chúng là những công cụ tiếp thị bên trong và bên ngoài mạnh mẽ nhất. Những gì xảy ra bên trong một công ty cuối cùng tô màu tất cả: tiếp thị, dịch vụ khách hàng, sản phẩm, mọi thứ.
Để thay đổi văn hóa của bạn, hãy bắt đầu bằng cách thay đổi hành vi văn hóa và những câu chuyện thể hiện văn hóa đó.
Nhân viên của bạn đang kể những câu chuyện gì? Những câu chuyện đó không chỉ dự đoán sự gắn bó; nhiều hơn nữa là những câu chuyện đó cuối cùng sẽ dự đoán sự thành công hay thất bại của chính doanh nghiệp trên thị trường.
[Nguồn: Kathy Klotz-Guest đăng trên trang Digital Marketing.
Dịch: Ngocthustorytelling]
Chia sẻ: