Tại sao chúng ta lại lo lắng và hồi hộp khi nói chuyện trước đám đông?

1 trong 10 nỗi sợ của con người lại chính là nói chuyện trước công chúng. Tại sao lại vậy? theo video bên dưới của Ted có phân tích thì bởi vì chúng ta là động vật xã hội được trang bị để lo lắng cho danh tiếng của mình. Chúng ta sợ người khác phán xét, và nói chuyện trước công chúng sẽ đe dọa danh tiếng bao năm gầy dựng ^^
Văn hào Mark Taiwn từng nói “THERE ARE ONLY TWO TYPES OF SPEAKERS IN THE WORLD. 1. THE NERVOUS AND 2. LIARS – tạm dịch: trên thế giới chỉ có 2 nhóm người thuyết trình: người có hồi hộp khi thuyết trình, và người nói dối là mình không hồi hộp” ????
Thu thực sự thích câu này luôn, mọi người thấy thế nào?
Vì thực sự là gần 10 năm làm nghề đào tạo, Thu vẫn luôn có cảm giác hồi hộp, và nhờ cảm giác này nên mình luôn có động lực làm mới chương trình, để chương trình có nhiều thông tin hữu ích hơn. Nên quan trọng là kiểm soát để mình đừng hồi hộp quá mức thôi. Vì anyway chắc cũng không ai “ăn thịt” ^^
Anh Richard Greene có nói là “những người lo lắng và hồi hộp quá mức khi thuyết trình, bởi vì họ chưa thực sự hiểu rõ thuyết trình trước công chúng là gì.
Public speaking is nothing more than having a conversation from your heart about something that you are authentically passionate about that (tạm dịch:Thuyết trình không có gì hơn mà đó thực chất là một cuộc hội thoại thực sự với khán giả của bạn, chia sẻ thành tâm, chân thật với họ về một niềm đam mê thực sự của bạn).
Lúc Thu đọc được câu này, kiểu như tìm thấy chân lý vậy, vì đúng là mình chẳng dạy ai, mình chỉ là người chia sẻ điều mình thực sự yêu thích, chia sẻ từ tâm thì tư nhiên chẳng còn lo lắng gì nữa.
Chia sẻ: