Các nhà tuyển dụng thường nghĩ rằng quyết định của họ hoàn toàn dựa trên logic, nhưng yếu tố cảm xúc cũng đóng một vai trò không nhỏ. Điều này thể hiện qua mức độ gắn kết của chúng ta với người đối diện, qua đó tạo cảm giác thiện cảm hay ác cảm; và không cách nào dễ dàng gây thiện cảm hơn là biến CV, thư ứng tuyển hay thậm chí phần trả lời phỏng vấn thành những câu chuyện thú vị.
Điều đầu tiên cần làm là đặt bản thân vào vị thế của người nghe.
Họ giữ vai trò gì? Doanh nghiệp và lĩnh vực họ đang hoạt động đang có những vấn đề gì? Đâu là những thách thức quan trọng mà họ cần giải quyết ở hiện tại? Quan trọng hơn hết, bên cạnh những yếu tố chuyên môn, họ cũng cần tìm một ứng viên sở hữu nhiều kỹ năng mềm, trong đó bao gồm cả kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
Xác định chủ đề chính cho câu chuyện của bạn.
Trong kỹ năng kể chuyện, đây được xem là đại ý. Cụ thể, đó chính là giá trị mà bạn có thể mang lại, với chất liệu chính là những thành tích được nêu trong CV và thông điệp mà bạn muốn gửi gắm trong thư ứng tuyển.
Bối cảnh, bối cảnh và bối cảnh
Tiếp đó, bạn phải gắn kết câu chuyện với bối cảnh (ví trí, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển) thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân. Chẳng hạn như bạn đã làm dự án gì, những bên liên quan là ai và vấn đề gặp phải khi đó là gì.
Mỗi câu chuyện đều kết thúc bằng giải pháp
Đây là lúc bạn trở thành người hùng trong chính câu chuyện của mình bằng cách nêu cụ thể hơn những thành tựu, kết quả mà mình đã được.
Đây là những nội dung hữu ích được chia sẻ bởi Janine Kurnoff và Lee Lazarus vào tháng 3 năm 2021. Nội dung trên đã được Nora lược dịch với hy vọng sẽ giúp mọi người có những thông tin hữu ích hơn trên con đường trở thành người kể chuyện dữ liệu chuyên nghiệp.
|
|