Thị trường xuất hiện vị trí công việc mới, Giám đốc kể chuyện, Chief of Storyteller.
Giám đốc kể chuyện (CSO), họ là ai?
Ngày xửa ngày xưa, ở cái thuở mà sự tồn tại của doanh nghiệp chỉ xoay quanh 2 chữ “sản phẩm”, thì họ cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên từ bán hàng, tiếp thị, quảng cáo rồi đến PR và truyền thông để mở rộng và phát triển. Mọi thứ cứ thế diễn ra suôn sẻ với những doanh nghiệp vận hành và quản trị tốt.
Đến một ngày, doanh nghiệp dần nhìn nhận ra được bản chất hoạt động mà họ đang làm bấy lâu nay: Đó chính là kể chuyện để thu hút nhân viên và khách hàng. Và những người đã và đang tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp đều đóng vai trò của một người kể chuyện. Từ đó, vị trí mà ngày nay đang trở thành xu thế, Giám đốc kể chuyện (CSO), được ra đời.
Nhưng chính xác thì vai trò Giám đốc kể chuyện gì? Trên LinkedIn hiện có đến gần 10,000 kết quả tìm kiếm liên quan đến chức danh “người kể chuyện”. Dù con số này còn khá khiêm tốn so với 700.000 chức danh “nhà văn” được tìm thấy, nhưng…… Đây không phải một vị trí hoàn toàn mới. Nike đã tuyển dụng chức danh giám đốc kể chuyện từ những năm 90. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng công khai thừa nhận rằng nghệ thuật kể chuyện từ lâu đã ngấm sâu vào trong văn hóa của họ, ngay cả khi điều này chỉ là một kế hoạch marketing nhằm bắt kịp xu hướng thị trường. Vì vậy, vị trí Giám đốc kể chuyện sẽ dần được nhìn nhận và chú trọng hơn trong tương lai
Về lý thuyết, Giám đốc kể chuyện, theo ông Jordan Bower, là người chịu trách nhiệm về việc “xây dựng một mạch truyện thống nhất từ thông điệp nội bộ, câu chuyện tiếp thị cho đến cách thuyết phục khách hàng đón nhận sản phẩm”. Tương tự như một câu chuyện, vai trò Giám đốc kể chuyện có thể được diễn giải dưới rất nhiều góc độ. Bên dưới là chia sẻ Giám đốc kể chuyện hàng đầu thế giới về công việc đặc biệt của họ và vì sao kỹ năng này cần có đối với các lãnh đạo và quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
Câu chuyện từ Amazing Tech: Louis Richardson, Giám đốc kể chuyện, Quản lý tương tác khách hàng của IBM Watson
Hãy thử nghĩ về câu chuyện khoa học viễn tưởng tuyệt vời nhất mà bạn từng đọc, rồi cân nhắc về dùng câu chuyện đó để kiếm sống. Đó là cuộc đời của Louis Richardson, người đang kể lên những câu chuyện về phần mềm Watson của IBM.
Richardson là người có khiếu kể chuyện bẩm sinh. Khi kể chuyện, ông luôn lồng ghép giữa các hình ảnh ví von và những đoạn dẫn dắt để truyền tải thông điệp một cách lôi cuốn hơn. Không giống như giám đốc kể chuyện khác, Richardson xuất thân là một nhân viên bán hàng. “Tôi không phải là một người kể chuyện được đào tạo bài bản,” ông cười và nói. “Tôi chỉ là một người thích trò chuyện. Tôi thích nói chuyện với mọi người. Tôi nhận ra một điều rằng, khi tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và khán giả, những cuộc trò chuyện sẽ giúp họ cảm thấy mình chân thành và gần gũi hơn”.
Công việc đầu tiên của Richardson là một nhân viên đồ họa. “Do đó, tôi rất thích sử dụng hình ảnh”, ông chia sẻ. Ông luôn đánh giá cao những thiết kế thông minh và các thông điệp ý nghĩa vì đằng sau chúng là cả một nghệ thuật trình bày, chứ không chỉ riêng về nội dung. Đó cũng là góc nhìn của ông khi đảm nhận vai trò Giám đốc kể chuyện. Ông nói thêm: “Chưa kể tôi đã từng bị từ chối cuộc gọi rất nhiều, rồi cảm giác thất bại, chán nản và nghĩ rằng khách hàng không hiểu được mình và cả lời góp ý. Dần dần, bạn sẽ nhận ra điều gì hiệu quả và không hiệu quả. Chính những điều đó đã làm nên con người của tôi ở hiện tại”.
Trước khi vị trí này bắt đầu được ghi nhận, ông từ lâu đã gọi mình là người kể chuyện cho IBM khi mà ai cũng nghĩ rằng chẳng qua là do ông không làm được gì. Trong vài năm gần đây, ông cống hiến hết mình cho Watson, công nghệ AI của IBM, nhằm tìm kiếm và xây dựng nên câu chuyện ỹ nghĩa đến từ khách hàng, đồng thời cố gắng làm cho công nghệ cực kỳ phức tạp này trở nên đơn giản hơn trong mắt người dùng. Đó là nơi những câu chuyện thật sự tỏa sáng: “Watson có thể giao tiếp với người dùng, nhưng cũng gây khó khăn khi sử dụng vì phần mềm này khác biệt và phức tạp đến mức mọi người cho rằng nó không khác gì những sản phẩm đã có trên thị trường.
“Phần lớn thời gian công việc của tôi là đặt ra vấn đề để IBM suy nghĩ lại về cách truyền đạt thông điệp tới người dùng. Chúng tôi đã từng rất nổi tiếng khi nhắc đến khả năng phát triển công nghệ và là điểm đến hấp dẫn cho những ai làm việc trong ngành. Mọi người thường cho rằng việc gặp gỡ và trao đổi với chuyên gia kỹ thuật là điều khá đơn giản vì chỉ cần có thông tin và số liệu đủ. Thế nhưng, chúng tôi đang phải thay đổi vì khách hàng giờ đây tập trung vào chuyện kinh doanh nhiêu hơn. Chúng tôi cần làm cho những thông điệp đó trở nên thú vị và phù hợp, và kể chuyện là cách tốt nhất để thực hiện điều đó.”
Dĩ nhiên, bản thân Richardson cũng có một câu chuyện về quá trình thay đổi cách truyền tải thông điệp tới khách hàng. Ông nói: “Tôi dùng hình ảnh của 2 nhân vật Spock và Kirk để nói về thời đại thông tin và thời đại khái niệm. Spock là nhân vật đại diện cho thời đại thông tin. Nhóm người này có xu hướng tập trung vào mọi thứ và xem sự thay đổi là điều gì đó rất nghiệm trọng. Với họ, trắng đen cần phải rõ ràng. Do đó, logic đóng một vai trò quan trọng trong cách hành xử thường ngày. Kirk là nhân vật đại diện cho thời đại khái niệm. Đây là nhóm người biết thông cảm và làm việc dựa trên bản năng. Họ thích sự thay đổi và cả những câu chuyện. Vì vậy, ngày nay, những người kiểu Spock thường sẽ ở vị trí ra quyết định, nhóm giống Kirk mới chính là người điều hành doanh nghiệp. Thế nên, thay vì chỉ trao đổi với Spock như trước đây, thì giờ chúng tôi chuyển sang tập trung vào việc đảm bảo Kirk cũng phải nắm đươc thông điệp.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ dường như thay đổi liên tục. Dù bạn đứng trên cương vị là một tổ chức phi lợi nhuận, nhà bảo vệ môi trường, giáo viên, chồng, vợ, hay gì đi nữa thì mỗi ngày bạn đều phải đối mặt với chuyện thuyết phục người khác. Để làm được như vậy, thì tôi nghĩ bạn cần có một câu chuyện, chứ không đơn giản là dùng lí lẽ suông nữa. Theo lời của Seth Godin, khách hàng giờ không còn mua hàng hóa và dịch vụ nữa, mà là những câu chuyện, mối quan hệ và những điều tuyệt diệu. Với một công nghệ kỳ diệu như Watson, IBM hiện cũng đang làm điều tương tự như vậy bằng những câu chuyện, mối quan hệ và các tác động kỳ diệu của doanh nghiệp.
“Chúng ta thường quá tập trung vào việc nghe hiểu nội dung, mà bỏ qua chuyện phản hồi. Tôi nghĩ một phần lý do vì mọi người không có đủ thời gian hoặc không thoải mái để nói câu “Khoan đã! Theo quan điểm của tôi thì…” Là một người kể chuyện, chúng ta cần phải học cách lắng nghe để đào sâu câu chuyện. Nếu người đối diện nói rằng họ cũng không biết làm sao hay có chuyện này hơi lo, thì hãy hỏi thêm về điều đó. Kể cho họ nghe một câu chuyện tương tự. Đưa ra ví dụ. Chính sự tò mò, đồng cảm và quan tâm đó mới là điều khiến cho chúng ta chiếm được cảm tình của khách hàng, cả trên phương diện công việc lẫn con người.
Kể câu chuyện của riêng bạn
Trong quá trình trò chuyện với các chuyên gia kể chuyện ở trên, có một từ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đó cũng chính là kỹ năng cố lõi hay mảnh tri thức mà họ muốn truyền lại dành cho những ai muốn theo đổi vai trò này. Như Steve Clayton đã chia sẻ: “Mọi thứ bắt nguồn từ sự tò mò. Chỉ đơn giản là như vậy.”
Vậy Giám đốc kể chuyện lài ai? Không phải mọi người kể chuyện đại tài đều là một nhà văn xuất chúng. Đôi khi, họ là những nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia hoặc nhà quay phim tài liệu tài ba. Hay thậm chí, họ chỉ là những người khéo ăn khéo nói trước công chúng. Tuy nhiên, yếu tố mà tất cả các bậc thầy kể chuyện đều sở hữu chính là sự tò mò bẩm sinh với mong muốn đào sâu vấn đề, câu chuyện để tìm kiếm chi tiết phức tạp nhưng đủ tinh xảo để lôi cuốn người nghe. Họ tách biệt khỏi dòng chảy của cuộc sống để đi tìm những điều nhỏ bé phi thường.
Vì thế, hãy cứ đặt ra những câu hỏi vì sao, rồi chia sẻ những câu chuyện về chúng, và cả về nghệ thuật kể chuyện. Các doanh nghiệp trên thế giới đều tin rằng những câu chuyện xuất sắc phải xuất phát từ nội dung hoàn hảo. Vậy thì bạn đã sẵn sàng trở thành một phần trong cuộc cách mạng này chưa?
Cùng khám phá top 5 CSO hàng đầu chia sẻ về công việc của Giám Đốc Kể Chuyện của họ [E- book: Giám đốc kể chuyện là ai]
(Nguồn bài viết: Lauren McMenemy đăng trên Skyword vào ngày 22.03.2018
Dịch: Nora AcademyTraining & Coaching)