Dịch chuyển kinh doanh của tổ chức bằng câu chuyện

Như chúng ta đều biết, kể chuyện là nền tảng của bất kỳ chiến dịch tiếp thị thành công. Nếu bạn muốn ai đó mua hàng của mình, bạn kể cho họ nghe một câu chuyện giúp họ hình dung cuộc sống của họ sẽ tốt hơn như thế nào với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Kể chuyện để tiếp thị cho khách hàng bên ngoài chắc chắn là quan trọng. Nhưng có một cơ hội đầy tiềm năng khác vẫn chưa được khai thác là: kể chuyện bên trong chính doanh nghiệp của bạn để thúc đẩy hợp tác phòng ban, gia tăng hiệu suất làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Câu chuyện khách hàng (Customer Story) là về một hành trình chuyển hóa của khách hàng, được kể qua lăng kính 3D: Desire – Mong muốn, Difficulty – Khó khăn và Denouement – Thành công. Bạn có thể sử dụng cùng một cấu trúc câu chuyện này khi giao tiếp và làm việc trong và liên phòng ban.

Hãy xem xét một dự án thiết kế lại trang web. Thay vì viết một danh sách kiểm tra những việc cần làm, bạn có thể sắp xếp lại dự án như một câu chuyện tường thuật.

Có một mong muốn (Desire): Công ty hy vọng đạt được điều gì với việc thiết kế lại?

Có một khó khăn (Difficulty): Những khó khăn của trang web cũ là gì? Những cản trở đang gặp phải khi tiếp tục sử dụng trang web cũ so với định hướng mới của công ty hoặc yêu cầu khách hàng?

Kết quả thành công (Denouement): Làm thế nào để nhóm truyền thông tiếp thị của bạn chuyển đổi những yếu tố đó và tạo ra một trang web mới sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức? Những kết quả đạt được là gì?

Cho dù bạn là giám đốc sản phẩm hay phó chủ tịch cấp cao, bạn đều có khả năng định hình sự cải thiện của tổ chức thông qua câu chuyện. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó khi biết áp dụng cùng một khuôn mẫu câu chuyện như câu chuyện khách hàng, cho chính nội bộ doanh nghiệp của mình.

Leadbystorytelling Post 1 4 03

Câu chuyện định hình một tổ chức như thế nào?

Một tổ chức được tạo thành từ những câu chuyện. Đó là những câu chuyện mọi người kể về máy làm mát nước; những câu chuyện mà khách hàng của bạn kể cho đồng nghiệp của họ; những câu chuyện chúng ta kể trong một bữa tiệc tối khi chúng tôi nói về nơi chúng tôi làm việc.

Những câu chuyện này là những sự thật và thực tế về một công ty – bất cứ điều gì mọi người nói đều sẽ định hình công ty bạn như thế nào. Nếu bạn đang kể cho ai đó một câu chuyện tiêu cực về môi trường làm việc của công ty mình, bạn đã ngay lập tức tạo ấn tượng với họ về cảm giác làm việc ở đó – và với người đó, “văn hóa độc hại” mà bạn đã trình bày sẽ trở thành hiện thực, ngay cả khi nó chỉ dựa trên một sự cố cô lập.

Chúng ta không thể thay đổi thực tế này nếu không thay đổi những câu chuyện mà mọi người kể về tổ chức. Vì vậy, bạn phải rèn luyện nghệ thuật kể chuyện bằng cách đặt câu chuyện vào trung tâm của cách bạn giải quyết vấn đề.

Trách nhiệm của mỗi một công ty là kết nối được với khách hàng trên hành trình của họ và góp phần cải thiện cuộc sống của họ bằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Mọi người trong công ty đều đóng vai trò hỗ trợ trong hành trình của khách hàng – họ là những người định hình nên những câu chuyện được khách hàng kể cho và nghe. Là một nhà lãnh đạo (bất kể chức danh của bạn là gì), bạn nên tập trung vào việc nêu gương sáng tạo và kể chuyện nội bộ, để nhóm của bạn có thể học hỏi và bắt chước hành vi này với khách hàng của bạn.

Khái niệm “nhà lãnh đạo khiêm tốn” hay còn gọi là nhà lãnh đạo phụng sự (servant leader), bắt nguồn từ ý tưởng rằng bạn nên lãnh đạo từ bên trong tổ chức chứ không phải ở trên nó. Lãnh đạo từ trên xuống trong đó quyền lực dựa vào chức danh hoặc vị trí không bao giờ hiệu quả bằng các nhà lãnh đạo hỗ trợ và động viên nhóm của họ với tư cách là “một trong số họ”, mô hình hóa hành vi mà họ muốn nhìn thấy từ đội ngũ của họ.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm với tư cách là một nhà lãnh đạo khiêm tốn là có những cuộc trò chuyện chuyên sâu với nhóm của bạn về những vấn đề họ đang gặp phải và tìm ra cách bạn có thể giúp đỡ họ.

Khi bạn hỗ trợ nhóm của mình bằng cách nỗ lực cải thiện công việc của họ, những gì bạn thực sự đang làm là định hình câu chuyện về sự tốt hơn của họ – giống như cách họ sẽ làm cho khách hàng của bạn. Hãy nhớ rằng, nếu nó đủ tốt cho khách hàng, thì nó cũng đủ tốt cho bạn.

Điều chỉnh các mục tiêu của tổ chức với một câu chuyện nội bộ

Trong các tổ chức lớn với rất nhiều cổ đông khác nhau, việc thuyết phục hàng loạt cổ động về một điều gì đó cũng sẽ rất thách thức. Mọi người đều có một lịch trình làm việc hoặc một mục tiêu mà họ đang nỗ lực hướng đến.

Ví dụ như một dự án liên quan đến ra mắt sản phẩm và các bộ phận khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau như:

  • Nhóm tiếp thị sản phẩm phải xác định thông điệp sản phẩm.
  • Nhóm truyền thông phải tạo nội dung chiến dịch.
  • Nhóm PR phải xây dựng một thông cáo báo chí làm việc với các mối quan hệ báo chí của họ.

Khi bạn thực hiện, tất cả các nhiệm vụ này đều phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm, nhưng tùy thuộc vào bộ phận và vai trò của họ, mục tiêu cá nhân của mọi người rất khác nhau. Nếu các cá nhân không thể kết nối giữa các mục tiêu cá nhân với nhau, khi đó sự có giao tiếp sẽ xảy ra. Họ không hiểu họ phải cộng tác với nhau như thế nào và đau đầu khi làm việc chung mà không thực sự hiểu tại sao họ lại làm như vậy.

Đây là lúc kể chuyện xuất hiện. Bằng cách sắp xếp các mục tiêu của tổ chức với câu chuyện nội bộ, bạn có thể mang mọi người lại gần với nhau hơn và khiến họ tập trung vào bức tranh lớn hơn: mục tiêu chung là phục vụ khách hàng.

Để làm được điều này, bạn phải nhúng mình vào những câu chuyện đang diễn ra trong và xung quanh tổ chức. Thói quen thứ năm trong danh sách “bảy thói quen” nổi tiếng của Stephen Covey là “trước tiên là tìm kiếm để hiểu, sau đó là để được hiểu.” Nếu bạn muốn những người xung quanh hiểu các mục tiêu và ưu tiên của bạn, người lãnh đạo tổ chức, trước tiên bạn phải hiểu họ.

Có ba góc độ khác nhau mà bạn cần hiểu và kết hợp vào câu chuyện “bức tranh toàn cảnh” này để cộng tác thành công trong một tổ chức:

1. Câu chuyện khách hàng Customer Story. Vào cuối ngày, khách hàng của bạn là “ông chủ” của tất cả mọi người tại công ty của bạn. Tất cả các mục tiêu nội bộ cuối cùng phải trao quyền cho đội nhóm để cung cấp những gì khách hàng cần.

2. Câu chuyện của chính bạn Yourself Story. Hiểu bản thân và vai trò lãnh đạo của bạn cũng quan trọng như hiểu khách hàng và các thành viên trong nhóm của bạn.

3. Câu chuyện của các cổ đông Stakeholders Story. Đây là những người quyết định mọi thứ xảy ra với khách hàng của bạn. Mỗi một cổ đông có quan điểm thế mạnh và khó khăn khác nhau trong việc thực hiện công việc của họ.

Tất cả ba loại câu chuyện này cần được khám phá và tích hợp vào câu chuyện lớn hơn của tổ chức. Và chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng nên các câu chuyện này bằng cách sử dụng một khung câu chuyện rõ ràng.

Khám phá khung câu chuyện và cách thức kể chuyện trong sách: Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện và khóa đào tạo: “Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện

——–
Nguồn: https://www.gonarrative.com/

Dịch & biên tập: Nora AcademyTraining & Coaching

Chia sẻ: