Các doanh nghiệp ngày nay đều hướng đến mô hình hoạt động dựa trên dữ liệu (data-driven), vì đây là yếu tố cốt lõi để thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 26.5% doanh nghiệp vận hành hiệu quả theo mô hình này. Vậy đâu là lý do khiến các doanh nghiệp khác thất bại?
Mô hình hoạt động dựa trên dữ liệu không chỉ đơn thuần là tổng hợp, đánh giá báo cáo rồi đưa ra quyết định, mà cần được xây dựng như là văn hóa của doanh nghiệp với 4 trụ cột chính: quản trị dữ liệu (data governance), am hiểu dữ liệu (data literacy), thiên kiến về dữ liệu (data bias) và văn hóa hoạt động dựa trên dữ liệu (data culture).
Quản trị dữ liệu (data governance)
Doanh nghiệp cần phải có quy trình, bao gồm đánh giá, phân tích và lưu trữ để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu (hay còn gọi là dữ liệu sạch).
Lý do là vì theo thời gian, dữ liệu sẽ có thể không còn nguyên vẹn, dẫn đến việc thiếu chính xác. Một ví dụ cụ thể về vấn đề này là danh sách email khách hàng, nếu không được cập nhật, thì sẽ có một số trường hợp bị lỗi đánh máy ghi nhận thông tin hoặc email không hợp lệ do người sử dụng đã chuyển công ty.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm sạch dữ liệu, doanh nghiệp cũng có thể phát hiện sự khác biệt về khái niệm đối với cùng một loại dữ liệu. Chẳng hạn như, một doanh nghiệp đôi khi có đến 15 định nghĩa khác nhau về “Tổng doanh thu”.
Vì vậy, mục tiêu của việc quản trị dữ liệu là đưa ra một quy trình chung cho tất cả nhân viên, đồng thời giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn khi có bất kỳ thay đổi nào.
Am hiểu dữ liệu (data literacy)
Theo Gartner, am hiểu dữ liệu là sự kết hợp của khả năng đọc, viết và diễn giải dữ liệu (bao gồm nguồn, cấu trúc, phương pháp phân tích và kỹ thuật áp dụng) trong bối cảnh cụ thể, cùng với khả năng trình bày use case (bản mô tả cách thức tương tác giữa người dùng và hệ thống), ứng dụng và giá trị kết quả. Đơn giản hơn, đây là khả năng khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin, insight và hành động.
Do đó, để hoạt động dựa trên dữ liệu hiệu quả, thì doanh nghiệp phải tổ chức các buổi đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và tư duy phản biện của nhân viên khi làm việc với dữ liệu. Qua đó, họ có thể nắm bắt vấn đề cũng như phát hiện những điểm không hợp lý. Ngoài ra, nhân viên cũng cần biết cách trình bày dữ liệu để thuyết phục những đối tượng không trực tiếp phân tích trong công ty.
Thiên kiến về dữ liệu
Để đảm bảo dữ liệu được thu thập và phân tích một cách khách quan, thì chúng ta cũng cần lưu ý để hiện tượng gọi là thiên kiến về dữ liệu. Điều này xuất phát từ thiên kiến nhận thức, một lỗi về tư duy mà khi đã là con người thì ai trong chúng ta cũng đều mắc phải.
Ba trong số các thiên kiến nhận thức mà con người thường gặp khi diễn giải dữ liệu, cũng như quá trình đưa ra quyết định từ đó là thiên kiến xác nhận (Confirmation bias), thiên kiến duy trì hiện trạng (Status quo bias) và điểm mù thiên kiến (Bias blind spot).
Một giải pháp để giảm thiểu tác động của thiên kiến nhận thức là áp dụng cách tiếp cận “Đèn giao thông” (Stoplight). Điều này có nghĩa là, khi gặp dữ liệu, thì hãy tưởng tượng đang là đèn đỏ và dừng lại. Khi đèn chuyển sang vàng, thì đây là lúc chúng ta sẽ xem xét và đánh giá dữ liệu. Sau khi đã xác định được cần làm gì với dữ liệu này rồi, thì giống như đèn xanh, chúng ta bắt đầu tiến hành bước xử lý tiếp theo.
Văn hóa dữ liệu
Việc thay đổi hoạt động của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu là một quá trình thay đổi quan trọng về cả tổ chức lẫn văn hóa. Do đó, quá trình này đòi hỏi sự cam kết từ cả cấp lãnh đạo cao nhất cho đến các nhân viên trực tiếp thực hiện.
Một ví dụ minh chứng cụ thể là một công ty sản xuất TV đã xây dựng một thuật toán để giúp nhân viên chất hàng tối ưu hóa số lượng TV chất lên xe tải. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, thì kết quả vẫn không thay đổi. Lý do là vì các nhân viên này cho rằng họ có thể sắp xếp tốt hơn máy tính, nên không làm theo hướng dẫn. Mãi cho đến khi đội ngũ phân tích thuyết phục và diễn giải nhóm nhân viên này thì quy trình mới được cải thiện.
Đây là những nội dung hữu ích được chia sẻ bởi Jeffrey Ton, thành viên của Forbes và đăng tải vào tháng 06/2022 trên Forbes. Nora Academy đã lược dịch các nội dung này với mục tiêu mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ, hữu ích cùng với các giải pháp thực tế để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược giao tiếp hiệu quả trong chính môi trường Hybrid hiện tại cho doanh nghiệp mình.
NORA ACADEMY, học viên giao tiếp và kể chuyện doanh nghiệp luôn nỗ lực mang đến cho học viên nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng tiện lợi: từ Sách, Mobile App học tập, Biểu mẫu, Video, Podcast, Bài viết,… tất cả hoàn toàn có đầy đủ trên nora.edu.vn. Giờ đây học viên có thể học tập tại bất kỳ đâu cùng học viện NORA. Đây cũng chính là giá trị đầy tự hào NORA muốn mang đến cho Học viên cũng như Quý Doanh nghiệp.
Khóa học sắp diễn ra: DATA STORYTELLING – NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DỮ LIỆU
Link nội dung chương trình và đăng ký: https://nora.edu.vn/event/khoa-dao-tao-datastorytelling-nghe-thuat-ke-chuyen-bang-du-lieu/
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ, tư vấn cũng như hợp tác, vui lòng liên hệ:
Hotline 0909 428 647 hoặc email: hello@nora.edu.vn
Trân trọng cảm ơn,
NORA ACADEMY – Business Storytelling & Communication