9 công thức thuyết trình thuyết phục

(TÀI LIỆU ĐI KÈM CUỐN SÁCH ” STORY TELLING – NGHỆ THUẬT THUYẾT TRÌNH BẰNG CÂU CHUYỆN – TÁC GIẢ: BÙI THỊ NGỌC THU)
Tất cả các công thức bên dưới đây đều có 1 điểm chung: Đều tuân theo NGUYÊN TẮC SỐ 3!!!
Vì sao phải là số 3 chứ không phải số 4 hay số 5?
Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số 3 là con số lý tưởng để giúp não bộ ghi nhớ. Stephen J. Cannell – NSX phim truyện, diễn viên và cũng là tiểu thuyết gia danh tiếng người Mỹ – cũng chia sẻ “Những bộ phim, cuốn sách hay vở kịch vĩ đại trường tồn qua năm tháng đều dựng trên trên cấu trúc 3 phần chắc chắn”
Và hãy cùng phân tích một loạt các công thức ứng dụng Nguyên tắc này nhé!

1. CÔNG THỨC 1,2,3

Mục tiêu: khi chúng ta muốn trình bày thông tin theo cách có trật tự và rõ ràng từng ý, từng phần, giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin
Ứng dụng: có 2 cách để diễn tả ý theo cấu trúc 1,2,3:
Một là… Hai là… Ba là…
Thứ nhất là…. Thứ hai là…. Thứ ba là…

  Công Thức Thuyết Trình Thành Công4

2. CẤU TRÚC 3W: WHAT – SO WHAT – NOW WHAT

Mục tiêu: Được đề ra và áp dụng phổ biến bởi trường ĐH Stanford, cấu trúc được ứng dụng khi muốn thuyết phục ai đó bằng cách kết nối các luận điểm để dẫn dắt đến phần cuối là đưa ra lời kêu gọi hành động
Ứng dụng:
– What: Vấn đề là gì?
Định nghĩa chính xác ý tưởng chính hay vấn đề chính mà bạn muốn trình bày. Nên trình bày ngắn gọn và cụ thể.
– So what: Vấn đề này quan trọng như thế nào?
Giải thích cho người nghe hiểu tại sao đề tài này lại quan trọng đối với họ. Khi trình bày So What, chúng ta cần sử dụng các dữ liệu nghiên cứu và bằng chứng cụ thể để minh hoạ.
– Now what? Giải pháp bây giờ là gì?
Đây là lúc người trình bày cung cấp cho người nghe giải pháp. Người trình bày có thể đề xuất nhiều giải pháp, phân tích ưu khuyết điểm từng giải pháp. Sau đó đề xuất 1 giải pháp tốt nhất.

Công Thức Thuyết Trình Thành Công5
3. CẤU TRÚC PSB: Problem – Solution – Benefit

Mục tiêu: Đây là cấu trúc trình bày rất phổ biến và có tính ứng dụng cao. Cấu trúc này giúp thuyết phục người nghe bằng cách đi thẳng vào vấn đề người nghe đang gặp và cung cấp cho hộ giải pháp và lợi ích rõ ràng
Ứng dụng: Người trình bày sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một vấn đề và từ đó trình bày giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề hiện tại của người nghe.
– Problem – Vấn đề: Bắt đầu bằng việc trình bày một vấn đề đang gặp phải. Lưu ý: đây không phải là vấn đề của người trình bày mà là vấn đề người nghe đang gặp phải, hoặc có liên quan trực tiếp đến người nghe.
– Solution – Giải pháp: sau đó đưa ra giải pháp cụ thể, có phân tích ưu khuyết điểm, có dữ kiện và bằng chứng hỗ trợ cho lời nói của bạn.
– Benefit – Lợi ích: nhắc đến lợi ích của giải pháp đối với khán giả. Khi đó họ sẽ mong muốn giải quyết vấn đề này từ giải pháp mà bạn vừa cung cấp.

Công Thức Thuyết Trình Thành Công 1
4. CẤU TRÚC ESB: Expectation – Solution – Benefit

Mục tiêu: Đây là cách trình bày tập trung vào việc đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng.
Ứng dụng:
– Expectation/ Mong đợi: Bắt đầu bằng việc chia sẻ các mong đợi của khách hàng để tạo tính kết nối cao. Đó có thể là những mong đợi của bản thân họ, đội nhóm hay gia đình họ.
– Solution/ Giải pháp: Trình bày giải pháp cụ thể, cũng như phân tích ưu khuyết điểm của giải pháp. Để hiệu quả hơn, hãy lồng ghép các dữ kiện và bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ thông điệp của bạn.
– Benefit/ Lợi ích: Chia sẻ những lợi ích mà giải pháp mang lại cho khán giả.

Công Thức Thuyết Trình Thành Công2
5. CẤU TRÚC PPF: Past – Present – Future

Mục tiêu: Công thức này rất dễ sử dụng và hiệu quả khi chúng ta muốn dẫn dắt người nghe qua từng bước của một quá trình. Từ đó sẽ giúp khán giả hình dung chuyện gì đang diễn ra.
Ứng dụng:
Công thức này cũng sẽ hiệu quả khi chúng ta mô tả về quá trình hình thành và phát triển của công ty, hoặc có thể là quá trình hoạt động của nhãn hàng, thương hiệu,… Một số mẫu câu có thể được áp dụng trong tình huống này như sau:
– Quá khứ (Past) có thể là:
Công ty chúng ta đã thành lập như thế nào?
– Hiện tại (Present) có thể là:
Hiện nay công ty đang ở đâu, như thế nào?
Điều chúng ta tập trung hiện nay là gì?
Điều chúng ta cung cấp cho khách hàng là gì?
Điều chúng ta đang quảng bá là gì?
– Tương lai (Future) có thể là:
Định hướng sắp tới của công ty là gì?
Công ty chúng ta sẽ ở đâu trong tương lai?
Tầm nhìn của chúng ta là gì?
Chúng ta sẽ giúp đỡ bao nhiêu người?
Chúng ta sẽ phục vụ bao nhiêu người?

Công Thức Thuyết Trình Thành Công3

6. CÔNG THỨC: Pros, Cons, Recommendation

Mục tiêu: Cấu trúc trình bày này cho phép người nghe thấy được hai mặt của một vấn đề, từ đó có cái nhìn toàn cảnh và ra quyết định khách quan hơn.
Pros: những điểm thuận lợi
Cons: những điểm bất lợi
Recommendation: lời đề nghị sau khi đã phân tích Pros and Cons
Ứng dụng: Chúng ta có thể ghép cấu trúc Pros, Cons, Recommendation với công thức 1,2,3:
Pros: 1,2,3
Cons: 1,2,3
Recommendation: 1,2,3
Công Thức Thuyết Trình Thành Công7

7. CẤU TRÚC Bad – Worse – Worst

Mục tiêu: Cấu trúc này được sử dụng khi người trình bày muốn cung cấp thông tin theo hướng xấu bằng cách mang lại hiệu quả cảm xúc cao, giúp khán giả nhìn thấy rõ nguy cơ và những điểm thách thức tồi tệ đang phải đối mặt. Từ đó người trình bày có thể thúc đẩy các cảm xúc mạnh mẽ ở khán giả và thôi thúc họ hành động nhanh hơn. Cấu trúc này được sử dụng trong những bài thuyết trình mang tính đe dọa.
Ứng dụng:
Cấu trúc này cũng có thể sử dụng kết hợp với cấu trúc PSB: Problem, Solution & Benefit (như đã phân tích ở trên) để đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn. Cách thức kết hợp có thể là:
– Problem/ Vấn đề:
Bad: vấn đề chúng ta đang đối mặt là?
Worse: vấn đề tệ hơn nữa là?
Worst: và vấn đề tệ nhất đó chính là?
– Solution/ Giải pháp: nêu giải pháp
– Benefit/ Lợi ích: nêu rõ những lợi ích mang lại
Công Thức Thuyết Trình Thành Công6

8. CẤU TRÚC Good – Better – Best

Mục tiêu: Cấu trúc này tương tự như cấu trúc Bad, Worse, Worst nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp và tích cực hơn thông qua việc mang lại hiệu quả cảm xúc cao, từ đó đẩy cảm xúc lên những cao trào và thôi thúc hành động hiệu quả hơn. Cấu trúc này sử dụng trong những bài thuyết trình tạo động lực, truyền cảm hứng hay thuyết phục sự thay đổi.
Ứng dụng: Cấu trúc này có thể sử dụng tốt khi kết hợp với cấu trúc ESB (Expectation, Solution và Benefit) hoặc cấu trúc Now, Next, Then
Công Thức Thuyết Trình Thành Công8

9. CẤU TRÚC Next – Now – Then

Mục tiêu: Cấu trúc này cũng rất phổ biến khi trình bày trong doanh nghiệp. Người trình bày có thể sử dụng cấu trúc này để cập nhật và báo cáo tình hình hiện tại, những điều cần làm tiếp theo và những hành động sẽ tập trung trong thời gian tiếp theo. Sử dụng cấu trúc này giúp người nghe hiểu rõ thông tin theo thứ tự có trước có sau, từ đó mục tiêu thuyết phục sẽ cao hơn.
Công Thức Thuyết Trình Thành Công9
Ứng dụng: Hãy cùng xem cách ứng dụng thông qua ví dụ dưới đây:
Now – Hiện nay: Như vậy, trong cuộc họp này chúng ta đã thống nhất với nhau là sẽ triển khai chương trình đào tạo mới. Tuy nhiên, triển khai như thế nào thì chúng ta sẽ thảo luận chi tiết với các bộ phận liên quan bao gồm: bộ phận đào tạo, bộ phận HRBP và bộ phận IT – người đã đề xuất cho toàn bộ nhân viên đi học.
Next – Tiếp theo: Bước tiếp theo tôi sẽ làm là:
Thứ nhất: Gửi email cho các bộ phận liên quan về mời họp cho nội dung này
Thứ hai: Gửi phiếu khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo cho bộ phận IT để hiểu rõ hơn là họ muốn học cụ thể những điều gì, hiện nay họ đang gặp vấn đề nào, mong đợi của họ từ chương trình là gì.
Thứ ba: Phác thảo sơ bộ khung chương trình đào tạo dựa trên cuộc họp ngày hôm nay. Chi tiết chương trình sẽ được bổ sung sau khi tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo và sau cuộc họp tiếp theo
Then – Sau đó: Sau khi triển khai thành công cho IT, chúng ta sẽ nhân rộng chương trình này cho toàn công ty. Và cân nhắc số hóa nội dung này trên E- Learning.
***Nguồn: Sách “Storytelling – Nghệ thuật Thuyết trình bằng Câu chuyện” – T/G: Bùi Thị Ngọc Thu
Chia sẻ: