03 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÔNG ĐIỆP RÕ RÀNG

 

Để đảm bảo phần trình bày của bạn tiếp cận hiệu quả với những khán giả quan trọng nhất, việc xây dựng chiến lược thông điệp là bước quan trọng đầu tiên. Một phần trình bày được thiết kế đẹp mắt sẽ có ích gì nếu nó không khiến khán giả của bạn thực hiện hành động?

Một chiến lược thông điệp rõ ràng sẽ hướng dẫn khán giả của bạn đi qua một hành trình – hành trình đó có thể chia sẻ, thu hút và truyền cảm hứng cho họ.

 

1. Done 03 Chiến Lược (1)

 

  1. Hãy THỰC SỰ hiểu biết khán giả của bạn

Bước quan trọng nhất để thu hút khán giả chính là hiểu họ — theo cách của họ. Cần bỏ qua những từ ngữ chuyên ngành và thực sự đặt mình vào vị trí của khán giả. Họ là ai? Điều gì thúc đẩy, tạo động lực cho họ? Điều gì khiến họ trăn trở? Và họ cần nghe điều gì từ bạn mà có thể ảnh hưởng đến họ?

Trong cuốn sách Resonate của Nancy Duarte, bà nói rằng: “Khán giả là người hùng sẽ quyết định giá trị ý tưởng của bạn, vì vậy việc biết đầy đủ về họ là rất quan trọng. Hãy đặt mình vào vị trí của khán giả và tìm hiểu cuộc sống của họ. Vẽ một bức tranh về khán giả của bạn trong thế giới bình thường của họ sẽ giúp bạn kết nối và giao tiếp đồng cảm với họ.”

Nếu không hiểu rõ khán giả, thông điệp của bạn có thể sẽ thất bại, không kết nối được với người nghe và tạo cảm giác giống như bạn chỉ đang nói chuyện với chính mình. 

Còn nếu thực sự hiểu khán giả của mình, bạn nên cân nhắc và đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của họ. Nếu khán giả là đối tượng mà bạn không quen hoặc không biết rõ, bạn cần phát thảo nhu cầu người nghe bằng cách trả lời “07 câu hỏi phải biết để hiểu khán giả của bạn” mà Nora sẽ chia sẻ trong bài viết tiếp theo.

  1. Đặt câu hỏi, “Họ cần nghe điều gì?”

Khi bạn hiểu điều gì khiến khán giả của mình quan tâm, bạn sẽ xác định được thông điệp nào là phù hợp người nghe. Và nếu bạn không chắc, hãy hỏi họ. Dành thời gian phỏng vấn để hiểu rõ hơn những gì khán giả của bạn cần. 

 

Để xây dựng một thông điệp thuyết phục, bạn không nhất thiết phải có dữ liệu định lượng phức tạp — nhưng bạn cần có đủ phản hồi định tính để làm sắc bén thông điệp của mình. 

Thông thường trong tổ chức của bạn, các nhóm tiếp xúc nhiều với khách hàng có thể được xem là người đại diện cho những khách hàng này. Hãy cân nhắc mời nhóm trưởng của các nhóm này hoặc những người luôn ở tuyến đầu lắng nghe khách hàng mỗi ngày, để cung cấp phản hồi thêm cho bạn. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như “Theo nhìn nhận của khách hàng, giá trị quan trọng nhất mà chúng ta mang lại cho họ là gì?” Hoặc “Ta có thiếu sót gì với khách hàng trong khâu liên lạc, giao tiếp?”

Cuối cùng, hãy cân nhắc xem thông điệp của bạn cần chi tiết đến mức nào để tiếp cận khán giả của mình, bởi vì không có giải pháp nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nếu đưa thông điệp chung chung, bạn có thể tập trung vào các yếu tố tạo giá trị và lợi ích, còn khi khi đưa thông điệp dành riêng cho từng đối tượng, bạn có thể đi sâu vào những lợi ích chi tiết mà sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo của bạn mang lại.

 

  1. Xây dựng chiến lược 

Nếu bạn đã tìm hiểu và đồng cảm với những gì khán giả cần nghe, bạn gần như đã xác định được chiến lược thông điệp của mình. Điều còn lại cần làm là phối hợp với các bên liên quan trong nội bộ để đảm bảo chắt lọc và đúc kết được những thông tin cần thiết nhất cho chiến lược thông điệp của bạn. Các bên liên quan có thể bao gồm: những người có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị trong quá trình phát triển chiến lược thông điệp; những người đưa ra ý kiến đóng góp để đảm bảo thông điệp được trình bày chính xác; những người có quyền hạn phê duyệt trước khi chiến lược thông điệp được chia sẻ đến khán giả của bạn. 

Nguồn tham khảo: https://www.duarte.com/

Dịch và biên tập: Nora Academy

—-

Doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ, tư vấn cũng như hợp tác, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0909 428 647 hoặc email: hello@nora.edu.vn

Trân trọng cảm ơn,

NORA ACADEMY – Business Storytelling & Communication

#nora #noraacademy #publicspeaking #presentation #storytelling #persuasive

____________

 

 

Chia sẻ: