Tại sao nhiều bài thuyết trình ý tưởng kinh doanh lại thất bại?
Tất cả đều quay trở về mức độ tự tin của người đại diện bán hàng.
Một đại diện bán hàng quá tự tin sẽ đi kèm với nhiều giả định. Khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra, họ sẽ đóng băng hoặc trở nên phòng thủ.
Mặt khác, một đại diện bán hàng nghi ngờ về khả năng của mình một cách vô thức sẽ thể hiện rõ điều này với khán giả của họ. Dù là hướng nào, kết quả đều không đẹp.
3 nguyên liệu tạo nên một bài thuyết trình ý tưởng kinh doanh thành công
- Nội dung. Đây là những gì bạn sẽ chia sẻ với những người nghe để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt sau bài thuyết trình của bạn.
- Thiết kế trực quan. Điều này bao gồm các slide, hình ảnh và các tài liệu hình ảnh khác mà bạn sẽ sử dụng trong bài thuyết trình của mình để hỗ trợ cho nội dung bài thuyết trình của bạn.
- Sự truyền tải. Điều này đề cập đến quá trình thực tế về cách bạn tiến hành toàn bộ bài thuyết trình đề xuất kinh doanh.
Đây là bộ ba chân kiềng rất quan trọng để tạo sự thành công cho bài thuyết trình.
Dưới đây là 15 mẹo để đảm bảo tất cả ba “chân kiềng” của bài thuyết trình đề xuất kinh doanh của bạn đâu vào đấy, để bạn có thể chốt thành công nhiều giao dịch hơn.
1. Do your research. / Hãy nghiên cứu
Hơn một nửa (51%) người tiêu dùng mong đợi rằng các công ty sẽ có thể cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ của họ theo nhu cầu khách hàng. Nếu bạn muốn chốt nhiều giao dịch hơn, bạn cần đào sâu hơn bằng cách nghiên cứu càng nhiều càng tốt về khách hàng hoặc công ty mà bạn đang trình bày.
Bên cạnh việc thấu hiểu khách hàng, hãy tự hỏi mình những câu hỏi này để định hướng cho quá trình nghiên cứu của bạn:
- Vấn đề cấp bách nhất của công ty này là gì?
- Họ thích tiếp nhận thông tin như thế nào?
- Họ muốn đạt được điều gì?
2. Provide the attendees with a written proposal. / Cung cấp cho người tham dự một bản đề xuất bằng văn bản.
Các công ty thường chỉ định trung bình khoảng 5 người để đưa ra quyết định quan trọng. Cung cấp cho họ một bản sao của đề xuất kinh doanh vào ngày thuyết trình của bạn để đảm bảo rằng họ có cái gì đó để tham khảo trong buổi gặp để đưa ra quyết định của mình. Nó còn cho thấy bạn đã chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình, mang đến cho họ ấn tượng đầu tiên tuyệt vời về bạn và công ty bạn đang đại diện. Những người đưa ra quyết định quan trọng này sẽ đánh giá cao sự nỗ lực và bạn và tập trung chú ý về bạn nhiều hơn.
3. Plot your presentation with an audience journey map. / Phác thảo bài thuyết trình của bạn theo một bản đồ hành trình khán giả.
Một bản đồ hành trình khán giả giúp bạn cấu trúc bài thuyết trình đề xuất kinh doanh của bạn.
Nó hoạt động rất giống với việc tạo ra hành trình của người mua hàng của bạn, rằng nó đưa khách hàng tiềm năng của bạn – trong trường hợp này là khán giả của bạn – xuống cái phễu marketing của bạn
Bằng cách sử dụng hành trình khách hàng, bạn sẽ gia tăng sự thấu hiểu hành vi của khán giả ở mỗi bước, và từ đó bạn sẽ kết nối với khán giả nhiều hơn, chinh phục họ tốt hơn.
4. Inject stories in your presentation. / Thêm những câu chuyện vào bài thuyết trình của bạn
Kể chuyện giúp khán giả dễ hiểu bài thuyết trình của bạn hơn vì bộ não của chúng ta được đào tạo để xử lý thông tin chia sẻ trong một câu chuyện.
Từ lâu, mọi người đã chia sẻ tin tức và cố gắng giải thích các hiện tượng tự nhiên như sét, mưa và thậm chí là các mùa. Chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi hàng thế kỷ sau đó. Cho dù bạn đang chia sẻ những tin tức mới nhất cho một người bạn thân hoặc nói với sếp của bạn về buổi thuyết trình, bạn có khả năng sẽ kể như một câu chuyện.
Thêm vào nhiều câu chuyện cũng giúp bài thuyết trình của bạn trở nên đáng nhớ hơn gấp 22 lần đối với khán giả của bạn. Điều này rất quan trọng bởi vì những người ra quyết định sẽ chỉ xem xét những nhà thầu để lại ấn tượng lâu dài với họ.
Lúc kể chuyện trong khi thuyết trình, hãy luôn tạo điểm nhấn để đưa “ánh đèn sân khấu” cho khán giả. Bằng cách làm cho khán giả của bạn trở thành người hùng trong số những câu chuyện bạn chia sẻ trong bài thuyết trình, bạn có thể kết nối với những cảm xúc của họ, đó là động lực lớn nhất thúc đẩy mọi người mua và thậm chí mua lại nhiều lần.
5. Focus on the benefits, not the specs. / Tập trung vào những lợi ích, không phải thông số kỹ thuật
Mặc dù những người ra quyết định đến từ các phòng ban khác nhau trong công ty và có những nhu cầu cụ thể, họ vẫn có cùng một câu hỏi: “tại sao chúng tôi nên mua sản phẩm này?”
Ném bom họ với sự hài hước về những thông số kỹ thuật và tính năng sản phẩm của bạn không phải là cách để trả lời câu này. Thay vào đó, hãy tập trung vào những lợi ích họ sẽ nhận được.
Ví dụ điển hình nhất về đoạn này là khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.
Mặc dù Steve Jobs đã đề cập đến một số khía cạnh kỹ thuật của iPhone, ông không tập trung vào đó. Thay vào đó, ông tập trung vào những lợi ích mà bạn sẽ chỉ nhận được từ iPhone.
Kết quả?
Bài thuyết trình của Jobs đã khiến mọi người muốn có được chiếc iPhone và họ đã bán được 1 triệu chiếc chỉ sau 74 ngày.
Thêm vào đó, phong cách thuyết trình của Steve Jobs hiệu quả đến mức nó hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu như Đại học Stanford.
6. Opt to use presentation templates. / Chọn sử dụng các mẫu thuyết trình
Các mẫu PowerPoint tiêu chuẩn giờ đã trở nên khá sáo rỗng và có thể làm loãng tác động chung của bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn muốn trông chuyên nghiệp, bạn cần phải vượt ra ngoài PowerPoint.
Hãy chọn lựa và tùy chỉnh bài thuyết trình để phù hợp với thương hiệu của mình và sử dụng cho bài thuyết trình đề xuất kinh doanh của bạn.
7. Use slides to highlight and support your presentation. / Sử dụng các slide để làm nổi bật và hỗ trợ bài thuyết trình của bạn.
Các slide thuyết trình phục vụ 2 mục đích: làm nổi bật những điểm quan trọng nhất mà bạn muốn khán giả ghi nhớ và hỗ trợ những điểm này bằng cách cung cấp cho khán giả của bạn các hình ảnh.
Sử dụng quá nhiều slide, nhiều gạch đầu dòng và văn bản sẽ làm bài trình bày trông lộn xộn. Chúng cũng có thể làm khán giả của bạn choáng ngợp, khiến nhiều người trong số họ phải ra ngoài.
Khi chuẩn bị cho bài thuyết trình kinh doanh của bạn, hãy sử dụng các cỡ chữ lớn. Điều này không chỉ làm cho văn bản của bạn trông bắt mắt, mà nó còn buộc bạn phải sử dụng ít từ nhất có thể.
8. Use images in moderation. /Sử dụng hình ảnh có chừng mực.
Các nghiên cứu cho thấy khán giả của bạn ghi nhớ 65% thông tin bạn chia sẻ khi bạn đưa vào một hình ảnh. Tuy nhiên, con số này giảm xuống ngay khi bạn sử dụng hình ảnh sáo rỗng hoặc hình ảnh kém chất lượng.
Chỉ sử dụng hình ảnh khi cần thiết và đảm bảo rằng chúng quan trọng với quan điểm của bạn.
Ví dụ: nếu bạn đang thực hiện một bài thuyết trình đề xuất kinh doanh cho một công cụ SEO địa phương, bạn có thể bao gồm logo của các công cụ SEO địa phương khác nhau ở sẵn đó để làm rõ cái gì khiến công cụ của bạn tốt hơn so đối thủ cạnh tranh.
9. Show videos during your presentation. / Trình chiếu video trong quá trình thuyết trình của bạn
Video là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ bài thuyết trình kinh doanh nào. Chúng giúp cho khán giả của bạn giải trí và cảm thấy hứng thú tìm hiểu nhiều hơn.
Mỗi người tiếp thu nội dung khác nhau. Việc thêm vào các video trong các phần khác nhau của bài thuyết trình kinh doanh của bạn đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khán giả những thông tin quan trọng theo định dạng mà họ có thể nhanh chóng tiếp nhận.
10. Provide social proof. / Cung cấp bằng chứng xã hội
72% khách hàng sẵn sàng tin tưởng và làm ăn với một công ty nào đó khi họ đưa ra những lời chứng thực về những khách hàng hài lòng.
Trên hết, việc thêm lời chứng thực cũng cho phép bạn phát triển ý thức về FOMO trong số khán giả của bạn, đặc biệt khi họ thấy một trong những đối thủ của họ đang sử dụng sản phẩm của bạn. Điều này có thể giúp bạn đẩy những người quyết định ra khỏi hàng rào và cung cấp cho họ nhiều lý do hơn để mua sản phẩm của bạn.
11. Practice, practice, practice. /Luyện tập, luyện tập, luyện tập
Nói trước khán giả là một trải nghiệm rất căng thẳng, ngay cả đối với các đại diện bán hàng dày dạn kinh nghiệm.
Và mặc dù luyện tập sẽ không khiến cho nỗi sợ sân khấu của bạn biến mất hoàn toàn, nó có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về những gì cần nói trong bài thuyết trình và cách bạn thuyết trình nó.
Một cách tuyệt vời nhưng đầy thách thức để thực hành cho bài thuyết trình sắp tới của bạn là thực hành trước mặt trẻ em.
Đó là bởi vì trẻ em có khả năng tập trung ít hơn và phạm vi từ vựng hạn chế. Vì vậy, nếu bạn có thể giữ sự chú ý của chúng trong suốt quá trình thuyết trình và chúng nhớ một số điều bạn đã nói, bạn sẽ có khả năng xử lý những người ra quyết định đó.
12. Arrive early. / Đến sớm
Tốt nhất, bạn nên có mặt tại địa điểm ít nhất 30 phút trước lịch của mình. Việc này sẽ cho bạn đủ thời gian để thử nghiệm bài thuyết trình của mình và thiết bị bạn sử dụng để đảm bảo rằng chúng hoạt động.
Điều này cũng sẽ cho bạn thời gian để tự sắp xếp và để tâm trí của bạn bình tĩnh, cho phép bạn suy nghĩ rõ ràng hơn khi bạn bắt đầu bài thuyết trình của mình.
Đến sớm cũng sẽ cho những người tham dự buổi thuyết trình của bạn thấy rằng bạn coi trọng và tôn trọng thời gian của họ.
13. Provide your attendees with next steps. / Cung cấp bước tiếp theo cho những người tham gia
Đừng cho rằng những người tham dự sẽ biết họ nên làm gì tiếp theo sau khi bài thuyết trình kết thúc. Hãy nói với họ!
Ví dụ: nếu bạn đề cập rằng bạn cung cấp cho họ mức chiết khấu giới thiệu, hãy giải thích cho họ các bước họ cần thực hiện để tận dụng nó.
Bạn cũng có thể cho họ biết đề nghị này sẽ kéo dài bao lâu. Điều này giúp bạn tạo ra cảm giác cấp bách để bạn không phải chờ đợi lâu cho đến khi họ đưa ra phản hồi.
14. Bring a copy of the contract. /Mang theo bản sao của hợp đồng
Mặc dù chỉ có 2% giao dịch đã chốt của bạn sẽ diễn ra vào cuối buổi thuyết trình đề xuất kinh doanh của bạn, nhưng điều đó không nên ngăn cản bạn mang theo hợp đồng cho họ ký.
Rốt cuộc, không có gì bực bội hơn là nghe những chữ “Khi chúng ta có thể bắt đầu/” hay “Chúng tôi sẽ ký ở đâu” và bạn không có sẵn hợp đồng trong tay để chốt thỏa thuận.
15. Don’t forget to follow up. /Đừng quên follow up với khách hàng
Đây có lẽ là bước quan trọng nhất để kết thúc nhiều giao dịch thông qua buổi thuyết trình đề xuất kinh doanh hơn vì 80% doanh số bán hàng xảy ra sau quá trình gọi điện bán hàng, hay trình bày bán hàng.
Sự cân bằng chính là chìa khóa. Các cuộc gọi tiếp theo nên có độ thường xuyên đủ để những người bạn đã nghe bài thuyết trình nhớ về bạn. Đồng thời, nó nên được diễn ra cách xa nhau để không giống như bạn đang gây khó chịu hay phiền toái.
Close more deals with these business proposal presentation tips. / Hãy thực hành chốt nhiều thỏa thuận hơn với các bí quyết thuyết trình này.
Một bài thuyết trình đề xuất kinh doanh xuất sắc bao gồm nội dung kết hợp dữ liệu và câu chuyện trong một cấu trúc đưa khán giả của bạn qua kênh tiếp thị của bạn.
Sau tất cả, hãy thực hành từng mẹo, và đồng thời thực hành kết hợp các mẹo này với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy đảm bảo bài thuyết trình của bạn luôn bao gồm: hình ảnh, video và slide chất lượng cao, nhiều thông tin ví dụ bắt mắt.
Cách bạn truyền tải bài thuyết trình của mình cũng làm nên một sự khác biệt rất lớn.
Chúc bạn thành công.
(Nguồn Visme. Dịch và biên tập bởi Nora)
_____________
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ, tư vấn cũng như hợp tác, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0909 428 647 hoặc email: hello@nora.edu.vn
Trân trọng cảm ơn,
NORA ACADEMY – Business Storytelling & Communication
#nora #noraacademy #publicspeaking #presentation #storytelling #persuasive